BỆNH DA DO ẤU TRÙNG RUỒI
Rùng mình với clip gắp con giòi từ môi bệnh nhân ĐẶC ĐIỂM CHUNG Ấu trùng của một số loại ruồi hai cánh trưởng thành có thể gây bệnh ở da, niêm mạc, và nhiều bộ phận khác như mắt, tai, hệ sinh dục-tiết niệu… Yếu tố góp phần gây bệnh là điều kiện vệ sinh kém và sự gia tăng số lượng các loài ruồi mang ấu trùng gây bệnh. Ấu trùng ruồi ký sinh ở người hoặc gia súc (trâu, bò, heo,...), gia cầm (gà, vịt,...) ăn các mô của vật chủ, dịch cơ thể và thức ăn đã được tiêu hóa. CÁCH THỨC GÂY BỆNH Sau khi ruồi đẻ trứng (khu vực ẩm ướt, bẩn, quần áo,...), ấu trùng có thể sống không ăn trong 15 ngày nhưng khi tiếp xúc với vật chủ, chúng thâm nhập vào da và nhanh chóng bắt đầu chu kỳ trưởng thành. Ấu trùng sẽ xâm nhập vào da nhờ một bộ phận ở miệng của chúng, gây vết loét hở. Khi cấu trúc da bị phá vỡ, rách, ấu trùng tạo đường hầm từ vết loét ban đầu vào trong mô dưới da của vật chủ, gây các thương tổn sâu, phản ứng dị ứng và dễ nhiễm trùng nặng. - VỊ TRÍ XÂM NHẬP: Các vết thương hở sẽ thu hút ruồi đẻ ...