BỆNH DA DO ẤU TRÙNG RUỒI

Rùng mình với clip gắp con giòi từ môi bệnh nhân

ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Ấu trùng của một số loại ruồi hai cánh trưởng thành có thể gây bệnh ở da, niêm mạc, và nhiều bộ phận khác như mắt, tai, hệ sinh dục-tiết niệu… Yếu tố góp phần gây bệnh là điều kiện vệ sinh kém và sự gia tăng số lượng các loài ruồi mang ấu trùng gây bệnh. Ấu trùng ruồi ký sinh ở người hoặc gia súc (trâu, bò, heo,...), gia cầm (gà, vịt,...) ăn các mô của vật chủ, dịch cơ thể và thức ăn đã được tiêu hóa.

CÁCH THỨC GÂY BỆNH
Sau khi ruồi đẻ trứng (khu vực ẩm ướt, bẩn, quần áo,...), ấu trùng có thể sống không ăn trong 15 ngày nhưng khi tiếp xúc với vật chủ, chúng thâm nhập vào da và nhanh chóng bắt đầu chu kỳ trưởng thành. Ấu trùng sẽ xâm nhập vào da nhờ một bộ phận ở miệng của chúng, gây vết loét hở. Khi cấu trúc da bị phá vỡ, rách, ấu trùng tạo đường hầm từ vết loét ban đầu vào trong mô dưới da của vật chủ, gây các thương tổn sâu, phản ứng dị ứng và dễ nhiễm trùng nặng.

- VỊ TRÍ XÂM NHẬP: Các vết thương hở sẽ thu hút ruồi đẻ trứng. Tuy nhiên bất kì vùng nào trên cơ thể cũng có thể nhiễm ấu trùng, các vị trí kí sinh hay gặp nhất là ở khoang mũi, xoang và da đầu. Thời gian từ giai đoạn ấu trùng cho đến khi trưởng thành tùy thuộc vào chủng ruồi và thường từ 1 đến 12 tuần.
Ấu trùng ruồi xâm nhập vào vùng da lành gây nên tổn thương dạng nhọt bên trong có chứa một hay nhiều ấu trùng. Tổn thương điển hình là sẩn, cục lõm giữa, tiết dịch huyết thanh lẫn máu hoặc dịch mủ. Ở giữa tổn thương, có thể trực tiếp nhìn thấy lỗ thở của ấu trùng hoặc chỉ thấy gián tiếp ấu trùng qua các bong bóng của dịch tiết.
 
Cảm giác ngứa như có con gì bò bên trong, đau nhói đặc biệt xuất hiện đột ngột về đêm, trước khi tổn thương chảy dịch. Tổn thương dạng nhọt là điển hình nhưng cũng có thể gặp các dạng tổn thương khác như mụn nước, bọng nước, vết trợt, vết loét…
 
Tổn thương thường khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết gì, nhưng một vài trường hợp có thể gặp sẹo hoặc tăng sắc tố. Tổn thương sẹo nặng và các biến chứng hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn thứ phát.

MỘT SỐ HÌNH THỨC XÂM NHẬP CỤ THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Ruồi đẻ trứng trên lá, trứng ruồi dính vào bụng muỗi trung gian hút máu
Khi trứng ruồi tiếp xúc với cơ thể vật chủ máu nóng, nhiệt độ ấm sẽ làm cho ấu trùng trứng nở, nó xâm nhập vào da người bệnh. Không đau, có thể ngứa trong giai đoạn này. Ấu trùng xâm nhập sâu vào da, tạo tổn thương dạng nhọt mà bên trong mỗi sẩn là một ấu trùng.

Tổn thương thường ở vị trí tiếp xúc như mặt, da đầu, các chi… Ở trẻ em gặp triệu chứng ngứa, lo lắng, khó ngủ; có thể nhiễm trùng thứ phát với sưng hạch tại chỗ và các triệu chứng toàn thân khác.

2.Ruồi đẻ trứng trên quần áo bẩn, khu vực đất cát, chuồng trại,...
Khi mặc áo, tiếp xúc tay, chân tại vùng ruồi sinh sản, ấu trùng xâm nhập, có thể không triệu chứng hoặc ngứa nhẹ, châm chích trong vòng 2 ngày sau khi kí sinh, tuy nhiên có những trường hợp đau thực sự. Sau vài ngày xuất hiện sẩn đỏ dạng nhọt với phản ứng viêm mạnh vùng mô xung quanh. Một số tổn thương có mủ ở giữa giống như viêm da mủ. Có trường hợp phản ứng viêm rất mạnh làm tổn thương. Số lượng tổn thương nhiều, liên kết với nhau thành đám như đám nhọt tiết dịch huyết thanh lẫn máu, dịch mủ, mùi hôi. Nếu ruồi đẻ trứng tại vết thương, tổn thương sẽ lan ra nhiều ngóc ngách, tạo thành hang, mùi hôi, tiết dịch máu; cấu trúc mô bị phá hủy, làm mủ, hoại tử gây đau nhiều và tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát.

Có thể bị rét run đặc biệt khi số lượng tổn thương nhiều. Trường hợp mô bị tổn thương nhiều có thể gây tử vong. Do trứng dính trên áo, nên tổn thương hay gặp ở thân mình, mông, đùi, số lượng tổn thương nhiều. Trẻ em dễ nhiễm kí sinh trùng do hàng rào da mỏng và chưa có miễn dịch như người lớn.

PHÒNG BỆNH
Tránh mặc quần áo ẩm. Bôi thuốc chống muỗi đốt, đặc biệt với vùng da đầu để tránh muỗi mang trứng của ấu trùng ruồi. Hạn chế tiếp xúc với gia súc, gia cầm khu vực nhiều ruồi; mặc quần áo bảo hộ, găng tay khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và làm việc ở nơi bẩn, nơi môi trường lý tưởng cho ruồi đẻ trứng. Trẻ em không nên ra khu vực chuồng trại chăn nuôi do có nhiều ruồi; không nên ngồi trên cát, tiếp xúc các khu vực bẩn.

Phun thuốc diệt ruồi định kỳ hoặc khi ruồi phát sinh nhiều vào mùa nóng, ẩm.

Chúng tôi cung cấp cho các bạn giải pháp diệt ruồi bằng chế phẩm sinh học được chiết xuất từ các loại thảo dược.
Thuốc không độc hại với con người và vật nuôi, thậm chí là ít độc hại với các côn trùng khác. Tuy nhiên, thuốc đặc biệt hiệu quả đối với ruồi.

Liên hệ mua thuốc diệt ruồi tại

ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NGUYỄN HẢI DƯƠNG

ĐC: 103A, Tổ 5, phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 0984.75.77.55



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh giòi da ở trâu bò

Tác hại của ruồi và biện pháp xử lý ruồi

Các loài Ruồi Thường gặp